đáo hạn trái phiếu
Áp lực đáo hạn trái phiếu “bủa vây” doanh nghiệp bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang nỗ lực kéo dài thời gian để tái cấu trúc nợ thông qua hoạt động phát hành, mua lại trái phiếu và đàm phán gia hạn đáo hạn. Tuy vậy, lượng doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên.
Hơn 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2024
Theo số liệu từ VBMA, tổng giá trị trái phiếu phát hành trong 10 tháng đầu năm 2023 đã bằng 78% tổng giá trị phát hành của năm 2022, cho thấy những tín hiệu tích cực hơn với kênh huy động vốn này. Tuy nhiên, bài toán đáo hạn trái phiếu cũng là vấn đề nan giải với doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị trong ngành bất động sản.
Áp lực đáo hạn trái phiếu tăng cao trong khi cả khối lượng phát hành mới và mua lại trước hạn đều giảm
Theo dữ liệu từ FiinRatings, diễn biến thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục tăng cao trong khi cả khối lượng phát hành mới và mua lại trước hạn đều giảm.
Angimex thành lập hội đồng thanh lý tài sản để xây dựng chương trình trả nợ 210 tỷ đồng trái phiếu
Tại Nghị quyết người sở hữu trái phiếu theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản đối với trái phiếu AGMH2223001 của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã: AGM) mới đây, ngày đáo hạn trái phiếu được gia hạn đến 14/9/2024 trong khi lãi suất cố định được điều chỉnh tăng lên 12%/năm (ban đầu là 7%/năm) áp dụng cho kỳ trả lãi tính từ ngày 14/9/2022.
Doanh nghiệp xử lý như thế nào trước áp lực đáo hạn trái phiếu?
Theo thống kê của ngành tài chính, khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn 2023 - 2024. Riêng năm 2023, có trên 250.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán cho "trái chủ".