Khí CO là nguyên nhân chính gây ra thương vong trong các vụ cháy

admin
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi tiếp nhận nạn nhân trong vụ cháy tối ngày 12/9, nguyên nhân chính gây ra thương vong chính là ngộ độc khí CO. Do đó cách phòng tránh khí độc cũng như trang bị mặt nạ chống độc là rất cần thiết.

Nguyên nhân hàng đầu

Tạp chí y khoa eMedicineHealt thống kê, ngạt khói chiếm 50 - 80% nguyên nhân tử vong trong các vụ hỏa hoạn. Khi một đám cháy xảy ra, có nhiều loại khí được sản sinh như CO, CO2, amoniac,.... Tuy nhiên CO và CO2 là nguyên nhân gây ra “cái chết êm ái” trong hầu hết các vụ cháy, điển hình là vụ cháy khiến 56 người thiệt mạng vào tối ngày 12/9 tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

CO là loại khí không mùi, không vị, không gây kích thích được sản sinh do quá trình đốt cháy không hoàn toàn các thành phần carbon. Ngoài môi trường, CO được tìm thấy trong khói thải xe hơi, đun nấu và khói thuốc lá.

Khí CO là nguyên nhân chính gây ra thương vong trong các vụ cháy - Ảnh 1
Hiện trường vụ cháy đêm ngày 12/9 tại quận Thanh Xuân. 

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết "Khi vào cơ thể với nồng độ cao loại khí này có thể gây tử vong ngay lập tức mà không hề có phản ứng bảo vệ nào". Không gian nhà kín, hệ thống thoát khí kém nhưng các công trình xây dựng tại các thành phố như hiện nay thì việc đưa các đồ dễ cháy vào phòng cũng là đang “tự rước họa vào thân”.

Hít phải lượng lớn khí CO trong không khí khiến quá trình hô hấp bị cản trở, nhất là tế bào chuyển hóa mạnh như tim, não…. Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương do nhiễm độc CO kéo theo cả tổn thương hệ thần kinh ngoại biên. Tiếp đến CO gây rối loạn tuần hoàn mạch, làm mất mao mạch và xuất hiện.

Đặt trong tình huống có cháy lớn, đa số nạn nhân sẽ cố vùng vẫy để kêu gọi sự giúp đỡ nhưng chính cách làm này khiến cho cơn thể mất sức, quá trình hô hấp gặp nhiều khó khăn. Do đó khi có cháy, cách tốt nhất là chạy xa đám khói càng nhanh càng tốt.

Khí CO cũng làm nạn nhân rơi vào hôn mê rất âm thầm mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Bên cạnh đó nó còn gây kích ứng mắt, cản trở tầm nhìn gây nhiều khó khăn cho các nạn nhân trong quá trình thoát nạn. Không phải đơn giản mà ta gọi ngộ độc khí CO là sát thủ vô hình trong các đám cháy.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Cháy chẳng trừ bất cứ ai và chẳng ai biết bao giờ cháy sẽ “ghé thăm” mình nên việc nắm rõ nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và trang bị các thiết bị là điều rất cần thiết.

Bước đầu tiên để chống ngộ độc khí Co là sử dụng khăn, vải, quần áo có thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí. Đặc biệt khi bạn có ý định bước ra khỏi phòng ngoài việc khăn ướt che miệng cần dùng chăn màn trùm quanh người để tránh bỏng da

Khói có xu hướng bay lên cao nên không khí sạch thường nằm ở phía dưới. Người dân nên cúi thấp người, quỳ hoặc bò để trườn qua đám cháy. Đồng thời giữ bình tĩnh và thông báo cho cơ quan chức năng để được cứu nạn kịp thời.

Khí CO là nguyên nhân chính gây ra thương vong trong các vụ cháy - Ảnh 2
Mặt nạ chống độc có thể cứu sống bạn và gia đình trong đám cháy lớn. 

Ngoài các kỹ năng Phòng cháy chữa cháy, mặt nạ chống độc cũng là công cụ hữu ích có thể giúp bạn sống sót qua các đám cháy lớn. Đây là loại mặt nạ được thiết kế giúp người dùng bảo vệ hết phần mũi và miệng, tránh hít phải các khí độc và chất gây ô nhiễm. Được chia ra làm hai loại là nửa mặt và toàn bộ mặt.

Trên thị trường, mặt nạ chống độc có giá bán từ 100.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và thương hiệu. Bỏ ra một khoản tiền nhỏ như vậy để đổi lấy sự an toàn của gia đình và chính bản thân khi hỏa hoạn xảy ra là điều hoàn toàn xứng đáng.

Sau vụ cháy có người thiệt mạng lớn tại TP. Hà Nội vào tối ngày 12/9, lượng người đổ xô đi mua thang cứu nạn, mặt nạ chống độc cũng tăng lên. Trên các sàn thương mại điện tử số lượng mua đã coa gấp 3-4 lần hàng ngày. Đây có thể coi là động thái tích cực của người dân trong việc chủ động Phòng chống cháy nổ và chống ngộ độc khí CO.

Cách sơ cứu người bị ngộ độc khí CO

Chuyên gia khuyến cáo khi thấy người bị ngộ độc khí CO cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy hoặc nơi an toàn, thoáng mát. Nếu nạn nhân thở yếu cần thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo trước khi cứu nạn tới.

Trường hợp trong người nạn nhân có dị vật, đờm ở mũi cần lấy ra để thông thoáng đường thở. Cơ thể bị bỏng tuyệt đối không được dùng đá lạnh dội qua vì lúc này da của nạn nhân chưa kịp điều tiết. Cuối cùng giữ bình tĩnh nhất có thể, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, gọi chữa cháy 114.

Mới đây nhất một vụ cháy đã xảy tại nhà dân ở ngõ 29/70, phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Đến tối ngày 13/9, Công an TP cho biết có 56 người tử vong và 37 người bị thương. Đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt tạm giam đối với chủ tòa chung cư mini Nghiêm Quang Minh (SN 1979) trú tại Yên Hoà, quận Cầu Giấy về tội Vi phạm quy định về Phòng cháy chữa cháy theo điều 313 Bộ Luật Hình sự, quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đã được Viện KSND TP phê chuẩn.

{