Với quy mô dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua những thay đổi và cơ hội lớn. Từ nhiều khảo sát cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng bán bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm tới có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024.
Cụ thể, theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2023 và dự báo 2024 được Metric công bố, có 4 xu hướng nổi bật về thị trường bán lẻ online 2024.
Xu hướng bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng
Hiện nay, thay vì sử dụng các nhà phân phối, doanh nghiệp sản xuất sẽ bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử. Điều này cho phép nhà sản xuất kiểm soát toàn diện quy trình hoạt động như sản xuất, marketing và bán hàng. Đồng thời, chi phí trung gian giảm tới mức tối đa giúp biên lợi nhuận cao hơn.
Việc các nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh sang nền tảng thương mại điện tử dự báo cuộc chiến về giá sẽ tiếp tục khốc liệt trong năm 2024.
AI tiếp tục lên ngôi
Những công nghệ này đã và đang thay đổi toàn diện cách vận hành bán hàng và cả cách người dùng mua sắm bằng việc tạo nên những trải nghiệm tinh tế, chính xác và an toàn hơn.
Công cụ Al giúp thương hiệu gia tăng doanh thu và thị phần dựa trên số liệu phân tích xác thực, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của thị trường. Người quản lý doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn những gì người tiêu dùng muốn, chuyển biến của thị trường; từ đó tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp có bước đi chắc chắn, giảm thiểu rủi ro và ra quyết định nhanh hơn đối thủ.
Tiêu dùng bền vững
Xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm không bỏ qua thương mại điện tử. Người tiêu dùng có cảm tình và ưu tiên sử dụng các sản phẩm của thương hiệu thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội thay vì chỉ mức giá thấp hoặc được giảm giá sâu.
Thậm chí, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm này. Ở chiều ngược lại, người dùng có xu hướng từ chối sử dụng sản phẩm nếu doanh nghiệp có liên quan tới các hoạt động tiêu cực tới môi trường, hoặc có các hành vi không chuẩn mực trong quản lý (ví dụ phân biệt đối xử hoặc trả lương không công bằng, sử dụng lao động vị thành niên...).
Một số tiêu chí doanh nghiệp có thể tập trung trong năm 2024 như: tạo thêm sản phẩm thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu đóng gói bền vững, tìm nguồn sản phẩm từ nhà cung cấp có đạo đức...
Thế hệ 7X, 8X tiếp cận mua sắm online rầm rộ mang tên Baby Boomer
Baby Boomer là thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1956 - 1964 và đến tuổi trưởng thành trong giai đoạn bất ổn của những năm 70. Boomer II trải qua nhiều sự kiện mang tính lịch sử thay đổi toàn thế giới và tại Việt Nam. Họ chính là những người chứng kiến sự thay đổi thần tốc từ chiếc màn hình TV đen trắng đến kỷ nguyên của công nghệ, wifi, và điện thoại thông minh.
Ngay cả trên nền tảng TikTok - nơi vốn được gắn mác dành cho thanh thiếu niên, cũng chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt của người dùng Boomer II. Năm 2020, chỉ có 7,1% lượng người dùng trên 50 tuổi dùng TikTok tại Mỹ, tức khoảng 7,1 triệu người. Tới 2023, con số này đã lên tới gần 21 triệu người dùng (14%).
Thương mại điện tử là một ngành đang phát triển rất nhanh chóng và có nhiều tiềm năng trong tương lai. Để có thể thành công trong ngành này, doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới nhất, cũng như tạo ra những giá trị độc đáo và khác biệt cho khách hàng.