• 0789.10.98.68
  • bbt.taichinhplus@gmail.com
  • RSS
Tài chính plus - Thông tin Kinh tế - Tài chính 24/7
Tài chính plus - Thông tin Kinh tế - Tài chính 24/7
  • ‘Phố chết’ giữa lòng đô thị: Vì sao shophouse không sống được?
  • Miền Bắc dịu mát trước khi nắng nóng quay trở lại
  • Giá vàng sáng 3/7 tăng nhẹ, tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng
  • KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
  • Microsoft tiếp tục sa thải 9.000 nhân sự không phân biệt cấp bậc: Cuộc cách mạng tái cơ cấu lớn chưa từng có!
  • Vietjet phát hành lô trái phiếu đầu tiên trong năm 2025
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Đầu tư
    • Tài chính - Ngân hàng
    • Chứng khoán
    • Bảo hiểm
    • Thương mại điện tử
  • Kinh doanh
    • Hợp tác
    • Tư vấn chiến lược
    • Khởi nghiệp - Làm giàu
    • Thị trường
    • Thương hiệu
  • Bất động sản
    • Đô thị
    • Thị trường địa ốc
    • Kiến trúc - Phong thủy
  • Doanh nghiệp
    • Kinh tế địa phương
    • Nhà nước
    • Tập đoàn, cổ phần
    • Pháp luật
  • Doanh nhân
    • Người nổi tiếng
    • Phong cách sống
    • Góc nhìn
  • Cuộc sống số
    • Xe và Đời sống
    • Công nghệ 4.0
    • Chuyển động số
  • Đời sống – Xã hội
    • Văn hóa - Du lịch
    • Đời sống
    • Xã hội
  • Ảnh - Video
    • Video
    • Ảnh
    • Podcasts
img

Kinh doanh

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai?

  • admin
  • 12:25 04/11/2022

“Cơ chế quản lý tài sản công phải được thắt chặt, phải công khai minh bạch, phải quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 1

Vừa qua, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021. Đa số các Đại biểu Quốc hội đều nhận định, việc Quốc hội lựa chọn lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để giám sát tối cao là lựa chọn đúng và trúng

Tại phiên thảo luận, một số đại biểu nêu thực trạng thất thoát, lãng phí tài sản ở khu vực công nhiều và trầm trọng hơn khu vực tư, rõ nhất là các dự án chậm tiến độ.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 2
Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 3

Trao đổi với Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản ở khu vực công là vấn đề rất nhức nhối. Tài sản công rất lớn trong khi cơ chế quản lý còn tồn tại nhiều bất cập, điều này khiến cho tài sản công trở thành "miếng mồi ngon" cho một số cá nhân có ý đồ "tư túi, xâu xé".

Trong khi đó, ở khu vực tư nhân, các doanh nghiệp mỗi khi chi ra một khoản tiền nào đó đều có sự tính toán rất kỹ lưỡng, đồng thời họ phải thấy được tính hiệu quả từ việc chi ấy. Không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể chấp nhận việc lãng phí hay thất thoát tài sản, bởi họ hiểu điều đó sẽ khiến công ty kinh doanh không hiệu quả, thậm chí đi đến bờ vực phá sản.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 4

"Có một vấn đề cố hữu đang tồn tại như một thứ ung nhọt trong khu vực công, đó là tư tưởng "cha chung không ai khóc"; cùng với cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch, đã khiến một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước. Ngoài ra, tài sản công rất lớn, trong khi trách nhiệm quản lý của người đứng đầu bị buông lỏng, thậm chí còn xảy ra tình trạng lợi dụng chức vụ để bòn rút.

Doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền túi ra để kinh doanh, lời ăn lỗ chịu, nhưng tài sản của Nhà nước, nếu thất thoát, lãng phí thì Nhà nước chịu. Thực tế, để chứng minh sự lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước tại một cơ quan, tổ chức nào đó không khó, nhưng xác định sự thất thoát, lãng phí ấy là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nào thì khó. Và nếu không làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh thì sẽ không thể giải quyết dứt điểm được tình trạng này", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh trăn trở.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 5

Vị chuyên gia kinh tế này lấy ví dụ tại Singapore, cơ chế quản lý tài sản công rất rõ ràng, một đồng chi ra cũng phải công khai, minh bạch. Chỉ cần phát hiện dấu hiệu lãng phí, thất thoát thì xử lý nghiêm người đứng đầu, có như vậy mới đủ tính răn đe và đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 6

"Mặc dù, công tác quản lý, sử dụng tài sản công thời gian gần đây được siết chặt và mang lại những kết quả tích cực, song việc quy trách nhiệm khi làm thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước hiện nay còn chưa thực sự nghiêm minh, thiếu tính răn đe, dẫn đến tình trạng này trở nên nan giải và nhức nhối.

Do vậy, cơ chế quản lý tài sản công phải được thắt chặt, phải công khai minh bạch, phải quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Ai, cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm về sự thất thoát, lãng phí? Chịu trách nhiệm thế nào? Xử lý ra làm sao?. Khi mà những vấn đề này được làm rõ, đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm minh thì sẽ khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 7

Cần tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi, công khai mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Tập trung chỉ đạo, xử lý nghiêm các trường hợp mua sắm tài sản có sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, đồng thời làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm tài sản, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu trong mua sắm tài sản.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện công tác mua sắm tài sản phải được đẩy mạnh để có chỉ đạo, điều hành sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hiệu quả, tránh lãng phí dự toán đã được giao; Bộ Tài chính phải chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự toán mua sắm theo đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 8

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản đã được thiết lập một cách tương đối đầy đủ, đồng bộ và có tính răn đe. Vấn đề là ở khâu tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg năm 2019, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện nghiêm Nghị định số 63/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, ông Thịnh cho biết, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, cảnh báo về vấn đề sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, về mua sắm tập trung... Với trách nhiệm của mình, phía Cục Quản lý công sản đang nghiên cứu, tham mưu cho Bộ có văn bản khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 9

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019, Nghị định số 102/2021 quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định thì sẽ bị thu hồi. 

  • Tạm "đóng băng" tài sản của hơn 762 công ty liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
  • Bim Group: Tổng tài sản đạt mức hơn 40.000 tỷ đồng
  • Tài sản của 7 tỷ phú Việt "bốc hơi" 6 tỷ USD
Theo kinhtemoitruong.vn
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thất thoát tài sản công quản lý tài sản công lãng phí tài sản công
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Công viên Chu Văn An - Hà Nội hoang hóa sau nhiều năm chậm tiến độ Đô thị
Công viên Chu Văn An - Hà Nội hoang hóa sau nhiều năm chậm tiến độ

Công viên Chu Văn An, tọa lạc trên diện tích 55ha tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội,...

Tăng "sức nóng" cho du lịch mua đông Văn hóa - Du lịch
Tăng "sức nóng" cho du lịch mua đông

Mùa đông vốn được coi là thời gian thấp điểm của ngành du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây,...

[Infographic] Một số nội dung cơ bản của Dự án 8 tại Lào Cai Xã hội
[Infographic] Một số nội dung cơ bản của Dự án 8 tại Lào Cai

Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ...

Mới cập nhật
‘Phố chết’ giữa lòng đô thị: Vì sao shophouse không sống được?

‘Phố chết’ giữa lòng đô thị: Vì sao shophouse không sống được?

Giá bán hàng chục tỷ đồng, nhưng bỏ hoang suốt nhiều năm, shophouse từng được săn đón như kênh đầu tư sinh lời cao nay trở thành “của nợ” giữa lòng đô thị. Phía sau những dãy phố thương mại vắng bóng người là một loạt sai lầm, từ quy hoạch đến tư duy phát triển.

1 ngày trước Thị trường địa ốc

Miền Bắc dịu mát trước khi nắng nóng quay trở lại

Miền Bắc dịu mát trước khi nắng nóng quay trở lại

Ngày 3/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông. Từ ngày 7/7, Bắc Bộ và Trung Bộ bước vào đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong tháng.

1 ngày trước Đời sống

Giá vàng sáng 3/7 tăng nhẹ, tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng sáng 3/7 tăng nhẹ, tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng sáng 3/7 tăng lên 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới đi ngang. Chênh lệch trong nước – quốc tế tiếp tục duy trì mức trên 10 triệu.

1 ngày trước Thị trường

KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn

KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS), Công ty Cổ phần KITA Invest đã chi gần 800 tỷ đồng để mua lại toàn bộ phần còn lại của ba lô trái phiếu được phát hành năm 2020 vào ngày 18/6/2025, qua đó chính thức tất toán toàn bộ các lô trái phiếu này.

1 ngày trước Doanh nghiệp

Microsoft tiếp tục sa thải 9.000 nhân sự không phân biệt cấp bậc: Cuộc cách mạng tái cơ cấu lớn chưa từng có!

Microsoft tiếp tục sa thải 9.000 nhân sự không phân biệt cấp bậc: Cuộc cách mạng tái cơ cấu lớn chưa từng có!

“Chúng tôi tiếp tục thay đổi cơ cấu tổ chức để công ty và các đội ngũ có thể hoạt động hiệu quả và thành công trong thị trường biến động”, đại diện Microsoft chia sẻ qua email.

1 ngày trước Doanh nghiệp

Vietjet phát hành lô trái phiếu đầu tiên trong năm 2025

Vietjet phát hành lô trái phiếu đầu tiên trong năm 2025

Vietjet vừa phát hành thành công lô trái phiếu đầu tiên trong năm 2025 với giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 60 tháng.

1 ngày trước Doanh nghiệp

Các ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng 16,8% trong năm 2025, nợ xấu giảm mạnh trong quý III

Các ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng 16,8% trong năm 2025, nợ xấu giảm mạnh trong quý III

Các TCTD tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và nhu cầu vay trong quý III và cả năm 2025, đồng thời nâng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 lên mức 16,8%, cao hơn năm 2024.

1 ngày trước Tài chính - Ngân hàng

MWG hướng tới mục tiêu lợi nhuận 4.900 tỷ đồng, cổ phiếu được định giá bao nhiêu?

MWG hướng tới mục tiêu lợi nhuận 4.900 tỷ đồng, cổ phiếu được định giá bao nhiêu?

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) thông báo mua lại 152.285 cổ phiếu quỹ, sử dụng nguồn vốn từ phần lợi nhuận giữ lại. Đây là số cổ phiếu từng được phát hành theo chương trình ESOP dành cho nhân sự, nay được thu hồi do người lao động đã nghỉ việc.

1 ngày trước Doanh nghiệp

[Infographic] Danh sách lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai

[Infographic] Danh sách lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai

Theo Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh, tỉnh Lào Cai thành lập 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai trên cơ sở hợp nhất các đơn vị của hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

2 ngày trước Kinh tế địa phương

Tín dụng tăng tốc, nhưng áp lực kiểm soát rủi ro ngày càng lớn

Tín dụng tăng tốc, nhưng áp lực kiểm soát rủi ro ngày càng lớn

Tín dụng toàn hệ thống tăng nhanh trong nửa đầu năm, thể hiện sức cầu đang phục hồi. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ trên GDP ở mức cao đang khiến giới chuyên gia và nhà điều hành phải cảnh giác.

2 ngày trước Nhà nước

BÀI ĐỌC NHIỀU
Bất động sản Thiên Khôi: Lớn nhanh nhưng có thực mạnh?
Bất động sản Thiên Khôi: Lớn nhanh nhưng có thực mạnh?
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
Tập đoàn Định An đã hoàn thành đóng BHXH
Tập đoàn Định An đã hoàn thành đóng BHXH
Hệ sinh thái của Phương Trang Group khủng cỡ nào?
Hệ sinh thái của Phương Trang Group khủng cỡ nào?
Hệ sinh thái Lã Vọng: Từ chuỗi nhà hàng thương hiệu riêng đến loạt dự án bất động sản đình đám
Hệ sinh thái Lã Vọng: Từ chuỗi nhà hàng thương hiệu riêng đến loạt dự án bất động sản đình đám
Tài chính plus - Thông tin Kinh tế - Tài chính 24/7

TÀI CHÍNH PLUS - THÔNG TIN KINH TẾ - TÀI CHÍNH 24/7

Hoạt động theo giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 24/GP-TTĐT do Sở TT&TT Lào Cai cấp ngày 04/10/2022

Đơn vị vận hành: Công ty TNHH Truyền thông Tài Chính VN

Địa chỉ: Số 039, tổ 16, phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

VP tại Hà Nội: Tòa nhà VP6, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội

Chịu trách nhiệm chính: Kế Toại

Điều hành: Hải Đăng

Email: bbt.taichinhplus@gmail.com

Hotline: 0789.10.98.68

Copyright © 2022 by Tài chính plus.