Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.

Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.

dien-gio-ngoai-khoi-1734668877.jpegTại Dự thảo chi tiết một số điều của Luật Điện lực, Bộ Công Thương đã mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi
 

Theo dự thảo, các dự án điện mặt trời và điện gió tích hợp hệ thống lưu trữ, khi kết nối vào lưới điện quốc gia sẽ được ưu tiên đưa vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo ổn định lưới điện, được miễn, giảm một số loại thuế, giảm chi phí đầu tư và có thể được hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất quy định chính sách ưu tiên, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển phù hợp công nghệ điện gió, điện mặt trời. Cụ thể, nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về điện gió và điện mặt trời được triển khai hiệu quả theo quy định tại Luật Điện lực và các văn bản khác.

Các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tấm quang năng, tuabin điện gió, thiết bị chuyển đổi nguồn điện được ưu tiên thực hiện. Chính sách ưu tiên, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, dự án điện năng lượng mới phải đáp ứng đồng thời ba điều kiện, sử dụng 100% hydrogen xanh hoặc amoniac xanh làm nguồn nhiên liệu, cung cấp điện vào lưới điện quốc gia và là dự án đầu tiên thuộc loại hình đó.

Các dự án đáp ứng được 3 tiêu chí trên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt, bao gồm miễn tiền sử dụng khu vực biển trong giai đoạn xây dựng, giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong 9 năm tiếp theo, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng và được đảm bảo mua tối thiểu 80% sản lượng điện trong một thời hạn nhất định.

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn vào dự án điện gió ngoài khơi sẽ được miễn bảo đảm thực hiện dự án theo Luật Đầu tư và có thể được Thủ tướng xem xét, quyết định cấp tín dụng vượt giới hạn theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 65% khi có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước.

Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện như đã triển khai ít nhất một dự án tương tự, có năng lực tài chính, nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm; có giá trị tổng tài sản ròng trong ba năm gần nhất đã được kiểm toán lớn hơn tổng mức đầu tư dự kiến của dự án và được sự thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện gió ngoài khơi và bán điện lên hệ thống điện quốc gia sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giá điện trúng thầu sẽ không vượt quá mức trần giá quy định và sẽ là cơ sở để hai bên đàm phán.