Hà Nội: Mới chỉ đáp ứng được 6,8% chỗ ở cho công nhân

admin
Hà Nội hiện có gần 170.000 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, với các khu nhà ở đã xây dựng, hiện thành phố mới cung cấp được 1.532 phòng (khoảng 11.520 chỗ ở) cho công nhân, đáp ứng được khoảng 6,8% nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân.

Giải quyết tốt bài toán nhà ở xã hội sẽ giúp giải tỏa “cơn khát” nhà ở cho công nhân, người lao động.

Chia sẻ tại tọa đàm “Chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách” do Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức sáng 6-8 tại Hà Nội, ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý nhà ở xã hội - tái định cư (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) cho biết, chỗ ở cho công nhân được thành phố Hà Nội quan tâm từ nhiều năm nay. Trong đó, Khu nhà ở công nhân Kim Chung (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) là một trong những khu nhà ở thí điểm đầu tiên được xây dựng cho công nhân thuê với nguồn kinh phí của thành phố.

Qua chuyến khảo sát thực tế đến khu nhà ở của công nhân thuộc Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, các đại biểu cùng trao đổi tại toạ đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách". Khu nhà ở này được xây dựng trên diện tích đất 20ha, với thiết kế được phê duyệt bao gồm 28 đơn nguyên nhà. Cụ thể, có 24 đơn nguyên nhà cao 5 tầng (với 1.084 căn hộ phục vụ 9.168 chỗ ở thuê); 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng (với 448 căn hộ phục vụ 2.352 chỗ ở thuê).

Để sống trong những căn phòng đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho sinh hoạt, các hộ gia đình công nhân phải cố gắng cân đối mới đảm bảo chi tiêu.

Khu nhà ở cho quy mô 28 tòa, gồm 24 tòa nhà cao 5 tầng (1.084 căn hộ), cung cấp 9.168 chỗ ở và 4 tòa nhà cao 15 tầng (448 căn hộ), cung cấp 2.352 chỗ ở. Số lượng chỗ ở này mới đáp ứng được khoảng 6,8% chỗ ở cho công nhân hiện nay. Giá cho thuê của các căn hộ tại đây khá rẻ: 120.000 đồng/người/tháng với căn hộ tập thể và gần 30.000 đồng/m2/tháng đối với căn hộ có diện tích 45-70m2.

Mặc dù được thiết kế, xây dựng cung cấp chỗ ở phù hợp cho các đối tượng: Đơn thân (phòng ở tập thể), hộ gia đình (căn hộ khép kín) - song ông Bùi Quốc Dũng cũng thành thật chia sẻ - các thiết kế này mới chỉ đáp ứng được chỗ ngủ, nghỉ; chứ chưa mang tính hấp dẫn, chưa đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày: Nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, hạ tầng xã hội...

Trên cả nước, theo số liệu báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước có 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở. Kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu do mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ, với tổng diện tích 3.135.000m2 đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động. Có 127 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 160.900 căn hộ, tổng diện tích 8.045.000m2.

Tại cuộc tọa đàm, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội bày tỏ, thực tế chỗ ở vẫn là nỗi đau đáu của nhiều công nhân; có an cư thì mới lạc nghiệp, có chỗ ở ổn định thì mới tập trung vào công tác. Song nhà ở cho công nhân vẫn đang rất thiếu. Bên cạnh đó, rất nhiều công nhân chỉ có nhu cầu thuê nhà, thay vì mua nhà.

Công nhân lao động làm việc tại các công ty trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Để công nhân có nơi ăn ở ổn định, phù hợp điều kiện thu nhập khoảng 6-8 triệu đồng/tháng, bà Bùi Thị An cho rằng, cần có quỹ để xây dựng nhà cho thuê cho công nhân. Bên cạnh đó, cần có chính sách thực tiễn, khả thi, phân vai rõ ràng (nhà nước làm gì, doanh nghiệp làm gì?) có chính sách tín dụng hợp lý... để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở cho công nhân thuê...

{