Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhận định, công tác tổ chức lập quy hoạch đang triển khai theo đúng hướng, về cơ bản vẫn kiểm soát được chất lượng và tiến độ theo yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung công việc cần phải tập trung đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chung theo kế hoạch đề ra.
Theo thông tin cho hay, ngày 11/1, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội khóa XVII tổ chức hội nghị lần thứ 11. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội đã nghe và cho ý kiến về: Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo năm 2022 của Ban Thường vụ Thành ủy; báo cáo công tác tài chính của Đảng bộ TP.Hà Nội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Hội nghị cũng đã thảo luận, cho ý kiến thông qua các kế hoạch, chương trình hành động của Thành ủy thực hiện 10 nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị vừa ban hành thời gian qua.
Ý nghĩa bản lề của năm 2023, đồng thời là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các Thành ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2023 là năm "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển"…
Đồng thời, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của trung ương, phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với định hướng phát triển thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; tập trung hoàn thiện thủ tục và triển khai thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội.
Cùng với đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội đã tổ chức lễ thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần đi đường bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Có thể nói, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội giai đoạn 2016-2021, được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, đi qua 4 quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã tư Vọng - Ngã tư Sở (bao gồm cả đường trên cao và dưới thấp) nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời góp phần hình thành hạ tầng giao thông khung của thành phố, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9.997 tỷ đồng. Phần đi đường bằng dài hơn 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã tư Vọng. Phần trên cao dài hơn 5 km, điểm đầu tại phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tuyến tiếp giáp với nút giao Ngã tư Sở.
UBND Thành phố cũng giao các nhiệm vụ cụ thể cho các Sở Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài Nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tập trung triển khai các công việc liên quan như: hướng dẫn thanh toán vốn sự nghiệp cho công tác lập quy hoạch; rà soát, nghiên cứu các nội dung liên quan đến tổ chức không gian phát triển, hệ thống bản đồ, bản vẽ trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô; cung cấp các tài liệu, số liệu, thông tin về hiện trạng sử dụng đất thành phố… để phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô.
Kinh tế Môi trường