'Đau đầu' nạn kích điện giun đất ở nhiều địa phương

admin
Thời gian gần đây, ở một số tỉnh phía Bắc xuất hiện tình trạng người dân bắt giun đất bằng cách kích điện. Giun sau khi bắt về sẽ được phơi khô và đem bán với mức giá cao từ 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Giun tặc hoành hành

Thủ phủ cam Cao Phong, Hòa Bình trở thành điểm nóng của nạn kích giun đất. Theo một số chủ nhà vườn, những nhóm người đánh bắt giun thường nhân lúc vắng người như buổi trưa, buổi tối và sau mỗi trận mưa để lén lút làm việc.

Họ sẽ chọn những vườn cam, có đất tơi xốp để kích giun dễ dàng. Sau một lần như thế, nhóm bắt giun có thể thu về 100 - 120kg giun mỗi đêm. Cộng với giá thu mua cao mà nhiều người đã bất chấp nguy hiểm để kiếm lời.

'Đau đầu' nạn kích điện giun đất ở nhiều địa phương - Ảnh 1
Các chủ vườn cam bất an với tình trạng kích điện giun đất (Ảnh: báo Nông nghiệp Việt Nam)

Để ngăn chặn tình trạng này, không ít chủ vườn tại Hoà Bình đã lắp camera, dựng biển, thức trắng cả đêm để canh người bắt giun. Bởi nạn kích giun tiếp tục tiếp diễn người dân có thể mất trắng hàng tỷ đồng.

Qua tìm hiểu máy kích giun được sử dụng là loại có hai que nhọn, gắn với ắc quy công suất lớn. Người dùng chỉ cần cắm máy xuống đất, bật nút thì luồn điện mạnh sẽ phóng ra khiến nhiều sinh vật từ dưới chui lên, bao gồm cả giun đất. Giá thành mỗi máy chỉ khoảng 950.000 đồng, có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc và được giao bán tràn lan. Khi kích, giun đất to được giữ lại bán cho lò sấy, còn giun bé như bút bi bị bỏ lại hoặc lọc ra bán cho các hồ câu và thức ăn cho gia súc.

Được biết sau khi giun bắt về sẽ được đưa về các lò sấy tại địa phương. Công nhân sẽ sẻ bụng, xếp lớp rồi mang đi sấy khô. Trung bình 10kg giun tươi thu về được 1kg giun khô. Khi thành phẩm thì các thương lái Trung Quốc sẽ tới và mua với giao động khoảng 1 triệu đồng/kg. Theo chia sẻ, chủ một lò sấy cho biết một ngày có thể sấy từ 300 - 400 kg/ ngày, thế nhưng khi hỏi giun mua về với mục đích sử dụng gì thì đều không có câu trả lời.

“Giun tặc” cũng là nỗi ám ảnh của bà con trồng cây ăn quả ở Bắc Giang, đặc biệt là ở các xã Cấm Sơn, Đồng Cốc, Tân Lập, Trù Hựu, Quý Sơn,…Tình trạng này đã rầm rộ vào khoảng giữa tháng 3 và đến cuối tháng 7. Đối với giun tươi được thu mua với giá từ 45- 65 nghìn đồng/kg. Khi đã sấy khô thì là 650 - 700 nghìn đồng/kg.

Việc một số cá nhân sử dụng máy kích điện để bắt giun đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh trưởng và phì nhiêu của đất và sinh trưởng của cây, nhất là ở huyện Lục Ngạn nơi có tới 30.000 ha cây ăn quả các loại. Đây cũng là tình trạng trung tại Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ,…

Người dân cầu cứu

Giá thành thu mua cao, dễ thu hoạch là nhưng lý do khiến nhiều người dân “đổ xô” đi kích bắt giun. Nạn “giun tặc” trở thành trở thành mối lo lớn cho các nhà vườn và buộc phải cầu cứu chính quyền địa phương và các bộ liên quan.

'Đau đầu' nạn kích điện giun đất ở nhiều địa phương - Ảnh 2
Ảnh minh hoạ. 

Mới đây, theo tiếp nhận của người dân tỉnh Bắc Giang đã phát hiện 9 cơ sở thu mua, sơ chế, 26 cá nhân tham gia hoạt động đánh kích giun và 30 bộ kích điện bắt giun. Công an xã Trí Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Thanh Hóa thu giữ bộ kích bắt giun và lập biên bản đình chỉ 2 lò sấy giun. Công an xã Thu Phong huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình trong vài tháng qua cũng đã thu giữ hàng chục máy kích giun. Số lượng máy đa dạng về chủng loại nhưng có điểm chung là giá thành rẻ, công suất cao.

Tuy nhiên hiện nay, các địa phương đều đang gặp vướng mắc về chế tài xử phạm. Bởi hiện nay ta chưa có văn quy phạm pháp luật cụ thể về việc đánh bắt giun đất. Do đó hiện nay mức xử lý chỉ dừng lại ở việc thu giữ máy kích điện.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm có văn bản ban hành để ngăn chặn tình trạng này. Đồng thời cần tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về vai trò của giun đất với hệ sinh thái và đất, kịp thời phát hiện hành vi trái phép và báo cho cơ quan chức năng.

Giun đất là thành phần quan trọng của đất, là người vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây. Nếu nạn kích bắt giun tiếp tục tái diễn sẽ tác động không nhỏ tới kinh tế và môi trường. Ta không thể vì lợi ích trước mắt mà diệt sạch loại vật có ít này được.

Tại điểm 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.” Điều 28 Nghị định 42 năm 2019 cũng chỉ mới quy định mức phạt đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản. Cho thấy ta chưa có căn cứ pháp luật cụ thể nào để xét việc kích giun đất là hành vi vi phạm pháp luật.

Các chuyên gia cho rằng, trước hết ta phải cảnh tỉnh người dân về mối nguy hại trước mắt về vấn nạn kích điện để bắt giun. Sau đó ta cũng có một chế tài xử phạt đủ mạnh để nghiêm cấm, chấm dứt tình trạng này. Bên cạnh đó giun đất cũng không phải loại vật quý hiếm, nếu người dân tiến hành nuôi cần phải xây dựng quy trình, phương pháp cụ thể.

{