Khi doanh nghiệp “thâu tóm” ngân hàng: Chuyển Công an điều tra nếu phát hiện vi phạm

admin
Nhiều năm qua, các vụ án xét xử vi phạm tại một số ngân hàng cũng cho thấy rõ việc sở hữu chéo trong ngân hàng. Tuy nhiên, việc kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý vẫn gặp không ít khó khăn.

Chuyển Công an điều tra nếu phát hiện vi phạm

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động ngân hàng, trong đó nêu rõ kế hoạch thanh tra chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu tại các nhà băng để ngăn tình trạng sở hữu chéo trong năm nay.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tình trạng sở hữu cổ phần , sở hữu chéo giữa tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt giới hạn quy định, sở hữu chéo vẫn khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định. Điều này dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng có thể bị chi phối bởi các cổ đông này, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động thiếu công khai, minh bạch.

ngan-hang-tu-nhan-uy-tin-1683730514.png
 

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo khó khăn ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ, ngành. Thực tế, đối tượng quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ là các tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc sở hữu chéo giữa các công ty trong lĩnh vực khác, Ngân hàng Nhà nước không có thông tin cũng như không có công cụ để kiểm soát.

Việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định về sở hữu chéo, sở hữu vượt quy định hoặc lách các quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan.

Định hướng cho thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước báo cáo tiếp tục giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn…Trường hợp phát hiện rủi ro, vi phạm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng xử lý các tồn tại nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Đối với các trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ hành vi vi phạm (nếu có) để xử lý nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Đồng thời, cán bộ ban/ngành, đơn vị chủ quản của doanh nghiệp cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư, góp vốn tại các tổ chức tín dụng tuân thủ quy định, sử dụng nguồn vốn đi vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn cho các tổ chức tín dụng…

Thực tế trong những năm qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đẩy nhanh tiến độ xử lý vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng đã được hạn chế, từng bước được kiểm soát. Cụ thể, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau nay đã được khắc phục. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng, doanh nghiệp giảm, đến nay chỉ còn tại một ngân hàng với một cấp sở hữu cổ phần lẫn nhau.

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là việc các cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối và thao túng hoạt động của ngân hàng vẫn còn đâu đó tại một số ngân hàng, mà khi nhắc đến tên ngân hàng đó người ta đồng thời cũng có thể nghĩ ngay đến một ông/ bà chủ thật sự đứng phía sau, cùng với một loạt công ty nằm chung trong hệ sinh thái.

Từng bước “thâu tóm”

Đơn cử như năm 2021, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) công bố có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới là bà Trần Thị Thu Hằng, sinh năm 1985.

ngan-hang-tu-nhan-uy-tin-1-1683730514.pngBà Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch Ngân hàng Kienlongbank.

Đáng chú ý, trước khi đảm nhiệm chức vụ cao nhất ở ngân hàng này, bà Hằng là thành viên HĐQT của Kienlongbank nhiệm kỳ 2018-2022 từ tháng 1/2021; đồng thời là Tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần KS Group. Cả 2 công ty đều có lĩnh vực hoạt động chính là phát triển, kinh doanh bất động sản.

Sang năm 2022, thêm một ngân hàng gần như bị thâu tóm là LienVietPostBank. Cụ thể, bầu Thụy (doanh nhân Nguyễn Đức Thụy) được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank kể từ ngày 9/12, sau một năm vị này có ghế trong HĐQT. Ông Thụy chính là người khai sinh ra thương hiệu Thaiholdings.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Còn rất nhiều các hệ sinh thái ngân hàng – doanh nghiệp gắn bó thân thiết như các cặp bài trùng như: Ngân hàng Bắc Á – THTruemilk; HDBank – VietJet, Techcombank – Vingroup – Masterise – Masan; MSB – TNR; MB -Novaland; Sacombank – Himlam; Sunshine – KienlongBank; Lienvietpostbank- Thaiholdings… (Chúng tôi sẽ phân tích ở bài sau). Đa số các tổ chức này thường nắm giữ cổ phần của nhau và là đối tác quen thuộc trong việc cho vay lẫn nhau để tăng sự ràng buộc.

{