Đánh giá SLCP xác minh tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc tại doanh nghiệp

Chương trình SLCP áp dụng cho các lĩnh vực may mặc, giày dép, sản phẩm dệt may, gia dụng,… Bởi vậy, doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này đều có thể tiến hành đánh giá SLCP để xác minh tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc của cơ sở mình.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ngày càng được xã hội quan tâm. Vì vậy, Chương trình Tích hợp Lao động & Xã hội (SLCP) như một giải pháp thiết thực cho nhiều ngành sản xuất.

Theo đó, "SLCP" là viết tắt của cụm từ "Social & Labor Convergence Program". Chương trình SLCP là sáng kiến do nhiều bên liên quan cùng thực hiện, được thiết kế nhằm đơn giản hóa việc đánh giá các tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thay vì phải trải qua nhiều cuộc đánh giá theo các tiêu chuẩn và tổ chức khác nhau, SLCP thực hiện một đánh giá duy nhất theo Khung đánh giá tích hợp (CAF - Converged Assessment Framework) giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp.

Chương trình SLCP áp dụng cho các lĩnh vực may mặc, giày dép, sản phẩm dệt may gia dụng,... (Ảnh: Vietnam+)

Chương trình SLCP áp dụng cho các lĩnh vực may mặc, giày dép, sản phẩm dệt may gia dụng,… Bởi vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này đều có thể tiến hành đánh giá SLCP để xác minh tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc của cơ sở mình.

Mục đích của đánh giá SLCP là loại bỏ các cuộc đánh giá xã hội trùng lặp và lặp đi lặp lại, đồng thời cung cấp dữ liệu chất lượng cao cho các bên liên quan thông qua việc triển khai Khung đánh giá tích hợp (CAF).

Áp dụng SLCP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro - Giúp doanh nghiệp xác định và khắc phục những vi phạm lao động tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, đình công, kiện tụng. Thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý hiệu quả, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất. Giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về lao động, tránh được các vi phạm và bị xử phạt từ cơ quan chức năng.

Thứ hai là cải thiện hình ảnh thương hiệu và tăng cường niềm tin của khách hàng - Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, có trách nhiệm xã hội, thu hút sự tin tưởng của khách hàng và đối tác. Tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng.

Thứ ba là thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn - Tạo môi trường làm việc an toàn, công bằng và trách nhiệm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Cung cấp các chế độ phúc lợi tốt hơn cho người lao động, tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất lao động,...

Link nội dung: https://taichinhplus.com.vn/danh-gia-slcp-xac-minh-tieu-chuan-lao-dong-va-dieu-kien-lam-viec-tai-doanh-nghiep-a9536.html